Dưa gang là loại trái ngon bổ dưỡng, vị mát rất thích hợp trong những ngày hè nóng bức. Loại trái cây này thường được trồng nhiều tại một số tỉnh như Ninh Bình, một số tỉnh miền Tây…
-Dưa gang (dưa hoàng kim), thuộc họ bầu bí. Thân dưa gang có dạng cỏ mọc bò hoặc leo bằng tua cuốn. Vì vậy người ta thường tạo giàn leo cho cây.
– Dưa gang là cây trồng nông nghiệp phổ biến ở Việt nam. Trên thân có lông cứng nhám màu trắng trong. Lá đơn mọc cách, ở nách có tua cuốn đơn, trên phiến lá nhám có lông.
– Cây là loài đơn tính cùng gốc. Dưa gang rất dễ trồng, có thể trồng quanh năm. Bạn nên tận dụng các loại xô chậu, hay thùng xốp để trồng dưa gang ngay tại nhà hoặc cũng có thể trồng dưa gang với diện tích lớn cho năng suất cao thu được lợi nhuận kinh tế tùy theo mục đích của từng người trồng.
CHUẨN BỊ GIEO TRỒNG HẠT GIỐNG DƯA GANG
Đất trồng: Đất trồng dưa gang như đất hữu cơ, phân hoai mục (nếu có). Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.
– Mỗi chậu trồng 1-2 cây là phù hợp nhất. Bạn cũng cần đục những lỗ thủng ở đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.
– Đất được làm sạch cỏ, xới tơi đất, loại bỏ mầm sâu bệnh.
Hạt giống: Đầu tiên, bạn cần phải lựa chọn được hạt giống dưa gang tốt. Loại bỏ các lạt lép, hat mối mọt, dị dạng, hạt bị sâu an.
CÁCH GIEO HẠT GIỐNG DƯA GANG
Ngâm ủ hạt giống: Tiếp đó, bạn ngâm hạt giống trong nước ấm từ 4-5 tiếng. Dúng một chiếc khán sạch ấm ử hạt trong hộp nhựa có nắp đậy. Đơik hạt nứt nanh thì đem gieo.
Gieo hạt giống: Cho hạt giống dưa gang đã ngâm vào bầu ươm và phủ lớp đất mỏng lên. Hoặc có thể trồng trực tiếp trên luống đất đối với gia đình trồng đại trà.
– Đối với đất trồng đại trà cần lên luống cho cây. Mỗi luống rộng 1,5-2m, cao 25-30cm, rãnh rộng 30-35cm.
– Dưa gang cũng có thể trồng theo các rạch, cây cách cây 50-70cm hàng cách hàng 1-2m.
KỸ THUẬT GIEO TRỒNG CÂY CON
– Sau 8 đến 10 ngày ươm thì cây bắt đầu cho 2-3 lá..Khi cây con cho ra được 2-3 lá thì bạn sẽ bắt đầu đánh ra chậu trồng.
– Nếu trồng trên ruộng thì bạn trồng giàn hoặc bò, tùy theo điều kiện đất trồng.
– Tuy vậy, Dưa gang thuộc họ đất bò nhiều hơn bám giàn nên nếu trồng ở ruộng thì để cây bò hiệu quả hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Lưu ý tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa gang con ra.
– Rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đã đục sẵn, rồi vùi bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm, rạ , hay gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.
– Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã dịu. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây hồi sức.
CHĂM SÓC CÂY DƯA GANG
– Tưới nước cho cây mỗi ngày, từ lúc còn là hạt giống dưa gang. Đặc biệt giai đoạn dưa ra hoa, nuôi trái.
– Tuy nhiên, từ thời điểm dưa gang lớn đến chín thì bạn nên hạn chế tưới nước. Bởi nếu tưới quá nhiều thì vừa tốn kém chi phí lại dễ làm dưa bị thối, nhạt.
– Khi dưa được khoảng 20-30cm, nên lấp đất vào gốc để cây hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng hơn. Nếu trồng dưa gang ở thùng xốp thì cần làm giá đỡ để cây leo và bám lên.
– Dây leo đến đâu thì buộc cố định đến đó. Tránh cây bị lung lay. Khoảng 15 ngày sau trồng cần tiến hành bón gốc cho cây bằng phân chuồng ủ hoại, hoặc phân bò. Tiếp tục bón thêm 2 lần cách nhau 20 ngày từ lần bón trước.
Lưu ý: Dưa gang không thích hợp bón nhiều phân hóa học. Nếu bón quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả dưa.
– Khi dây leo đạt độ cao 40-50cm cần cắt ngọn để dưa phân nhánh. Từ đó, cho nhiều trái hơn. Khoảng 15 ngày sau khi trồng thì bấm ngọn.
– Sử dụng phân urê với liều lượng thấp, kích thích dưa phát triển nhanh. Cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ là những điều cần quan tâm khi hạt giống dưa gang ngay tại nhà.
Reviews
There are no reviews yet.